LMS là gì? Tìm hiều về LMS từ A - Z
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực luôn phát triển không ngừng, việc tìm kiếm và bổ sung kiến thức đã vượt ra khỏi ranh giới của các phương pháp truyền thống. Người dạy và người học ngày nay quan tâm nhiều hơn đến các hình thức trực tuyến để có thể dạy và học mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm ngân sách và thời gian một cách tối ưu. LMS - Hệ thống quản lý học tập trực tuyến ra đời đã đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, đặc biệt là trong doanh nghiệp giúp tạo động lực học tập cho nhân viên, cải tiến quy trình và tăng năng suất hiệu quả. Vậy LMS là gì, vai trò và chức năng của LMS được ứng dụng như thế nào trong công tác đào tạo?
LMS là gì?
LMS là viết tắt của Learning Management System hay còn gọi là Hệ thống quản lý học tập trực tuyến. Đây là thuật ngữ toàn cầu cho phần mềm công nghệ được phát triển để quản lý các khóa học trực tuyến, đánh giá một quá trình học tập cụ thể, phân phối tài liệu khóa học và tạo sự tương tác giữa người dạy và người học một cách tốt hơn
Giống như Word giúp bạn viết tài liệu và Gmail giúp bạn quản lý email. LMS là một chương trình phần mềm giúp bạn tạo, quản lý và cung cấp các khóa học eLearning.
Hãy coi hệ thống quản lý học tập là công nghệ có thể cải thiện, làm cho việc học nhanh hơn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và quan trọng hơn là có thể theo dõi được.
LMS là công cụ hỗ trợ eLearning và ở dạng phổ biến nhất bao gồm hai phần riêng biệt:
- Một thành phần máy chủ thực hiện chức năng cốt lõi (tạo, quản lý và cung cấp các khóa học, xác thực người dùng, cung cấp dữ liệu và thông báo, v.v.)
- Giao diện người dùng chạy bên trong trình duyệt dưới dạng web (như Gmail hoặc Facebook), được sử dụng bởi quản trị viên, người dạy và người học.
Chức năng chính của một LMS
Vai trò của mỗi LMS sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược đào tạo trực tuyến và kết quả mong muốn của từng tổ chức. Tuy nhiên, cách sử dụng phổ biến nhất của các phần mềm LMS là triển khai và theo dõi các quá trình đào tạo trực tuyến. Thông thường, nội dung sẽ được tải lên hệ thống, giúp người học từ khắp mọi nơi có thể dễ dàng truy cập. Trong một số trường hợp, LMS thậm chí có thể tích hợp các công cụ soạn thảo eLearning, cho phép tạo và phát triển các tài liệu đào tạo trực tuyến mà không cần sự can thiệp thêm của phần mềm từ bên thứ ba.
Hệ thống quản lý học tập được xem như một kho lưu trữ lớn, bất kỳ ai có thông tin đăng nhập và mật khẩu đều có thể truy cập các tài nguyên đào tạo trực tuyến này bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu. Đối với Hệ thống quản lý học tập tự lưu trữ, người dùng cũng phải cài đặt phần mềm LMS trên ổ cứng hoặc có quyền truy cập vào máy chủ của công ty. Dù lựa chọn cài đặt nào, điều cần lưu ý là người dùng LMS được chia thành hai loại: Những người học trực tuyến sử dụng hệ thống để tham gia các khóa đào tạo trực tuyến; và nhóm dựa vào nền tảng LMS để phân phối thông tin và cập nhật nội dung đào tạo trực tuyến.
Khách hàng của LMS là ai?
Nền tảng LMS được sử dụng trên toàn cầu, trong nhiều ngành khác nhau và cho nhiều đối tượng sử dụng. Việc sử dụng LMS đã trở thành xu hướng ngày càng gia tăng trong nhiều năm qua. Trên thực tế, thị trường LMS toàn cầu dự kiến tăng trưởng với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép) là 24% hàng năm. Vì vậy, đây chính là thời điểm vàng để làm quen với giải pháp LMS.
Hệ thống quản lý học tập trực tuyến thường được sử dụng bởi các tổ chức giáo dục và doanh nghiệp trong công tác đào tạo học sinh, sinh viên và nhân viên. Các công ty có thể triển khai các tài nguyên đào tạo đến các kênh bán hàng bên ngoài, bên nhận quyền và thậm chí cả khách hàng.
Không chỉ riêng các tổ chức giáo dục, bất kỳ ai đang áp dụng eLearning đều sử dụng LMS. Đó có thể là:
-
Các doanh nghiệp từ mọi quy mô, ngành nghề, từ các doanh nghiệp đa quốc gia đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Các tổ chức - từ Liên hợp quốc đến các hợp tác xã địa phương, bao gồm Tổ chức phi chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận.
-
Các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương
-
Các cơ sở giáo dục truyền thống (trường phổ thông, đại học, cao đẳng,...)
-
Các tổ chức giáo dục trực tuyến và dựa trên eLearning
Xem thêm: Sự ảnh hưởng của đào tạo trực tuyến trong giáo dục
LMS được sử dụng với mục đích nào?
LMS không chỉ có thể được sử dụng cho tất cả các loại hình học tập mà còn là một công cụ hỗ trợ kinh doanh mang lại giá trị, được các doanh nghiệp và tổ chức lớn nhỏ đón nhận.
Xem thêm: 9 lợi ích bất ngờ của đào tạo trực tuyến
LMS thường được sử dụng trong các mục đích phổ biến sau:
-
Cung cấp trải nghiệm học tập phù hợp với từng người học
-
Giúp người hướng dẫn dễ dàng ghi chú và thay đổi
-
Tạo cơ hội hợp tác trực tuyến giữa người dạy và người học
-
Tích hợp các công cụ phổ biến như lịch, trình xử lý văn bản, v.v.
-
Báo cáo thông tin chi tiết về tiến trình của người dùng thông qua phân tích tích hợp
-
Có thể mở rộng quy mô toàn cầu khi tổ chức phát triển
Hệ thống quản lý học tập hiện đại thường có các công cụ và tài nguyên tích hợp sẵn giúp quản trị viên phát triển các bài học, hoạt động và đánh giá của khóa học. Quản trị viên có thể chỉ định thông tin đăng nhập người dùng mới và lên lịch các khóa học để hoàn thành.
Các tính năng của một LMS
Hầu hết các phần mềm quản lý học tập hiện nay đều có các tính năng thu hút các phân khúc người dùng khác nhau. Nhưng về cơ bản, chúng đều đáp ứng các yêu cầu về sự tiện dụng và tiết kiệm chi phí.
Các tính năng của một hệ thống quản lý học tập trực tuyến có thể bao gồm:
-
Cổng thông tin người dùng trung tâm dành cho tất cả người dùng, quản trị viên và người tạo khóa học để đăng nhập và hoàn thành các nhiệm vụ một cách an toàn
-
Công cụ dạy và học trực tuyến giúp tạo các bài giảng số, lập cấu trúc môn học, tạo các học liệu tham khảo theo khóa, chương, mục, bài,...
-
Hệ thống quản lý hiệu suất giúp thống kê phân tích tiến trình học, thời gian học của học viên, kết quả và các chứng chỉ học tập
-
Tính năng liên quan đến khả năng tổ chức thi và chấm điểm kiểm tra tự động, khảo sát mức độ hài lòng sau đào tạo từ học viên
-
Môi trường lớp học trực tuyến và hội thảo trực tuyến dành cho việc thuyết trình từ xa dành cho giáo viên, học viên hay nhân viên hoặc khách hàng
Đây không phải là danh sách đầy đủ về tất cả các tính năng mà một LMS có thể đem lại cho các tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi tổ chức đều có nhu cầu đào tạo riêng và hạn mức ngân sách nhất định, vì vậy việc lựa chọn một nền tảng phù hợp cần cân nhắc đến nhiều yếu tố để có thể đưa ra quyết định
Xem thêm: Ưu và nhược điểm của đào tạo trực tuyến
Đánh giá một LMS tốt cần phân tích sâu về tất cả các tính năng và lợi ích mà mỗi hệ thống cung cấp. Đây là một quyết định khó khăn vì LMS thường được cam kết sử dụng cho mục đích lâu dài.
Điều này có thể thấy rõ khi xem qua phần mô tả của nền tảng và tìm hiểu thêm về công ty cũng như nơi cung cấp. Thu thập thông tin từ những nhận xét của khách hàng về sản phẩm và uy tín của công ty.
Tất cả các thông tin trên sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn và đầu tư vào một hệ thống quản lý học tập uy tín phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình.
Bình luận (0)
Tin nổi bật
Tin xem nhiều
-
Sự ảnh hưởng của đào tạo trực tuyến trong giáo dục
30/12/2020 0 -
LMS là gì? Tìm hiều về LMS từ A - Z
30/12/2020 0